Vì sao chiến đấu cơ Trung Quốc đe dọa máy bay săn ngầm Úc ở Biển Đông?
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.Hành khách trộm hơn 23.000 USD trên chuyến bay từ TP.HCM đến Singapore
Ngày 7.3, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ban hành thông báo kết luận của ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về hoạt động nạo vét có tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Thanh tra tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3. Như Thanh Niên đã thông tin, hoạt động nạo vét tại hồ thủy điện Đồng Nai 3 (xã Đinh Trang Thượng, H.Di Linh), do Bộ Công thương cấp phép. UBND H.Di Linh cũng đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình phê duyệt tổ chức đấu giá theo quy định và được UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm đấu giá 11.322,77 m³ cát tận thu trong quá trình nạo vét, với số tiền hơn 3,1 tỉ đồng.Tuy nhiên, trước thông tin về tình trạng thực hiện nạo vét cát, sỏi vận chuyển, bán tài sản nhà nước trái quy định, do đó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Di Linh cùng các sở, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động, quản lý sử dụng đất đai, nạo vét có tận thu khoáng sản tại hồ thủy điện Đồng Nai 3.Trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật thì xử lý hoặc tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30.3.Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Công thương tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát toàn diện tình trạng pháp lý của giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 4.Báo Thanh Niên ngày 10.2 đã thông tin, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 19 giấy phép hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện đang còn hiệu lực. Nhưng sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản 2096 ngày 23.3.2023 thì hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản cát, sỏi tại các hồ thủy lợi, thủy điện đều phải tạm ngưng. Do đó, hàng trăm ngàn khối cát đã khai thác phải nằm bờ chờ đấu giá. Thế nhưng tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu do các địa phương được giao thực hiện rất chậm, gây lãng phí tài sản nhà nước; còn người dân và các doanh nghiệp ở Lâm Đồng phải qua các tỉnh lân cận mua cát về xây dựng và bán lẻ.Sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, UBND tỉnh đã có thêm văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, đôn đốc các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, tổ chức đấu giá khối lượng cát, sạn, sỏi đã được thu hồi, tận thu trong quá trình nạo vét lòng hồ theo đúng quy định.Đến nay đã có các huyện Lạc Dương, Di Linh, Đức Trọng đã hoàn tất hồ sơ, thủ tục và được UBND tỉnh phê duyệt giá cát khởi điểm để thực hiện đấu giá. Bên cạnh đó có 2 huyện Đơn Dương và Bảo Lâm đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình Sở Tài chính thẩm định giá khởi điểm và phương án đấu giá.UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục yêu cầu các sở ngành, địa phương phải xác định khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi là tài sản công để có biện pháp quản lý và tổ chức bán đấu giá theo quy định của luật Quản lý, sử dụng tài sản công, luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan.
Thấy con đọc truyện, xem phim nhạy cảm: Sốc, rồi làm sao nữa?
Hôm nay (7.2), nhiều người dân hàng ngày lưu thông qua khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Q.7 - H.Nhà Bè) thở phào nhẹ nhõm vì tuyến đường đã thông thoáng. Từ 8 giờ sáng, dù đúng giờ cao điểm nhưng không còn tình trạng ô tô, xe tải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 như mọi ngày.Xuống tới khu vực vòng xoay, xe cũng thoát rất nhanh. Quanh 4 hướng cả trục Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ, không gặp hình ảnh xe lộn xộn, ùn ứ. Đến chiều ở hướng ngược lại hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè đã chấm dứt cảnh ô tô phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Các phương tiện di chuyển thuận tiện, nhanh chóng.Theo quan sát, hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao đã có sự điều chỉnh. Đèn xanh hướng trục Nguyễn Hữu Thọ đã được đẩy từ hơn 20 giây lên 58 giây, trong khi đèn đỏ giảm từ gần 90 giây xuống chỉ còn 65 giây. Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc thông qua báo Thanh Niên, cán bộ thuộc Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ của Sở đã trực tiếp khảo sát thực tế. Qua ghi nhận sơ bộ của Sở, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ vừa thông xe đã bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ chủ yếu do hệ thống đèn tín hiệu chưa phù hợp. Sau khi 2 hầm chui hướng Nguyễn Văn Linh đưa vào khai thác, lượng phương tiện lưu thông trên Nguyễn Văn Linh qua giao lộ đã giảm rất nhiều, trong khi lượng phương tiện di chuyển trên trục Nguyễn Hữu Thọ vẫn đông như cũ. Tuy nhiên, Đội CSGT Nam Sài Gòn chưa phối hợp cùng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (Ban Giao thông - chủ đầu tư) để điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu, vẫn để thời lượng đèn ưu tiên cho dòng xe chạy từ hướng Nguyễn Văn Linh, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ đi từ 2 hướng phải dừng chờ đèn đỏ rất lâu và không đủ thời gian đèn xanh để vượt qua nút giao, dẫn đến ùn ứ."Chúng tôi đã lập tức yêu cầu Đội CSGT Nam Sài Gòn điều chỉnh lại thời lượng đèn tín hiệu sao cho phù hợp. Do dự án đưa vào sử dụng khi chưa hoàn chỉnh toàn bộ và bàn giao nên hiện mọi công tác điều tiết đều cần phối hợp nhiều bên. Chiều nay, Sở sẽ họp với Đội CSGT Nam Sài Gòn, Ban Giao thông và các bên liên quan để đối chiếu hình ảnh, số lượng đo đếm phương tiện thực tế qua hệ thống camera, phân tích xem còn những bất cập gì sẽ lên phương án giải quyết ngay, để nút giao có thể phát huy tối đa tác dụng khi được đưa vào khai thác" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.
Chiều 12.2, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nhiều người đi xe máy té la liệt trên đường Cộng Hòa, đoạn gần đường Út Tịch, cầu vượt Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình, TP.HCM). Theo hình ảnh được chia sẻ, nhiều người đi xe máy bị té đang dựng xe đứng dậy trên đoạn đường bị đổ nhớt. Anh Trần Quốc Anh, người chứng kiến sự việc cho biết, có từ 40 - 50 xe máy bị té trên đoạn đường này. Anh liền đuổi theo chiếc xe ô tô khách để báo xe dừng lại. Khi đó, tài xế xe khách mới biết xe mình đang bị chảy nhớt. Anh Quốc Anh cũng gọi báo cơ quan chức năng đến xử lý.Được biết, sự việc xảy ra lúc 15 giờ 20 phút trên đường Cộng Hòa, nhớt từ chiếc xe ô tô khách đổ trên đường tạo thành vệt dài khoảng 200 m. Thời điểm này, thiếu tá Trương Thanh Toàn, cán bộ Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) đang tuần tra kiểm soát trên địa bàn theo phân công của Ban chỉ huy đội thì phát hiện sự việc.Người dân chứng kiến sự việc cho hay, một vài người đi xe máy đã bị té, xây xát nhẹ nên tự đứng dậy di chuyển ngay sau đó.Lập tức, thiếu tá Trương Thanh Toàn đã báo về Ban chỉ huy Đội CSGT Tân Sơn Nhất để nắm tình hình. Đồng thời, thiếu tá Nguyễn Quốc Bảo và đại úy Vũ Đức Thành (cùng thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất) nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp tìm nhánh cây rải trên khu vực đổ nhớt, cảnh báo nguy hiểm và điều tiết giao thông để người đi xe máy tạm thời tránh khu vực trên. Trong thời gian này, thiếu tá Toàn cũng liên hệ cửa hàng vật liệu xây dựng gần đó để mua cát, nhờ giao gấp đến hiện trường để xử lý, tránh trơn trượt cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đến khoảng 16 giờ, vết nhớt dài đổ trên đường được xử lý xong, xe cộ đi lại an toàn, tránh ùn tắc ngay trước giờ cao điểm buổi chiều.
Theo bước chân cha: Ít người biết là con anh hùng
Thạc sĩ, bác sĩ da liễu Phạm Cẩm Thúy, chủ Phòng khám thẩm mỹ da Em Mây, Q.5 (TP.HCM), chia sẻ: “Trong giai đoạn thời tiết ở TP.HCM nắng nóng gay gắt, tia UV ở mức cao, làn da nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không được bảo vệ, tia UV sẽ "tấn công" lớp hạ bì, làm cho da trở nên sạm đen (hiện tượng rám nắng da). Ngoài ra, ánh nắng cường độ cao khiến cho da mau chóng lão hóa, tạo ra nhiều nếp nhăn, gây tổn thương và thậm chí dẫn đến ung thư. Vì vậy, việc lựa chọn trang phục bảo vệ da như: khẩu trang, quần áo, mắt kính có chống tia UV là rất cần thiết”.